Giải thích sai lầm là gì

Là Gì ?   Wednesday, November 17, 2021
1 LƯỢT XEM

BBT: Có thể nói, nỗi sợ sai lầm là nỗi sợ chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng mắc phải. Liệu những nỗi sợ này được dần hình thành trong quá trình học tập, khi mà hầu hết chúng ta đã dành hơn 12 năm học ngồi trên ghế nhà trường? Với Disney, sự sáng tạo và sai lầm luôn đi đôi với nhau., vậy với môi trường giáo dục, sai lầm sẽ đi liền với điều gì? Mời các bạn đọc bài viết sau của tác giả Youki Terada, nói về định nghĩa và cách khai thác sự sai lầm này trong giáo dục.

Nỗi sợ sai thường rất nguy hại, nhưng khoa học nhận thức chỉ ra rằng lỗi lầm là một phần trong hệ thống học tập cơ bản.

Khi Disneyland khánh thành vào năm 1995, nó là một thảm họa. Dù nơi này dự đoán sẽ có 15000 khách, nhưng thật ra số khách lên đến gấp đôi bởi vì có hàng ngàn vé giả. Các du khách bị quật tơi bời trong những hàng dài, những trò chơi bị hư hỏng, và thiếu hụt đồ ăn. Tệ hại hơn nữa, một con hổ và một con báo thoát khỏi rạp xiếc, khiến cho trẻ em và phụ huynh một phen khiếp sợ trên trục đường chính của công viên.

Ngày đó đã được đặt là Ngày Chủ nhật đen tối bởi nhân viên của Walt Disney. Ông quyết định đương đầu, Nếu bạn làm việc lớn, bạn sẽ phải mắc sai lầm lớn ông nói với báo chí.

Với Disney, sự sáng tạo và sai lầm luôn đi đôi với nhau. Là một người sáng lập công ty mà trong đó, sự sáng tạo kì ảo trở thành giá trị cốt lõi, ông khuyến khích đội ngũ kĩ sư, nhà thiết kế, và nhà cơ khí mà bạn được biết dưới tên gọi Những nhà tưởng tượng phải nghĩ sâu rộng và sẵn sàng phá vỡ mọi thứ. Tôi không nhớ đã từng có ai bị sa thải chỉ vì họ nghĩ ra một ý nghĩ ngu ngốc hay mắc một sai lầm, Van Arsdale France, một trong những nhân viên đầu tiên của Disney cho biết.

Vậy mà ta thường thấy, học sinh xem lỗi lầm là nguồn cơn của sự xấu hổ, stress, và thậm chí là nhục nhã. Tuy nhiên bộ não của con người rất vô thức và nó tận dụng những thông tin sai lầm là những mảnh ghép thông tin quan trọng giúp hình thành sự nhận thức, thúc đẩy bộ não hài hòa các thông tin mâu thuẫn, và tìm ra những phương án chính xác, bền vững.

Những nghiên cứu bằng phương pháp Chụp cộng hưởng từ (MRI) đã cho thấy cách cơ cấu thần kinh cơ bản hoạt động. Trong một nghiên cứu năm 2018, các nhà khoa học thần kinh tại Caltech phát hiện ra những sai lầm có thể châm ngòi cho một chuỗi phản ứng đồng thời trong hoạt động của não bộ. Các nhà nghiên cứu cho thấy, ngay khi ý thức của ta nhận biết được sai lầm, một bộ nơ-ron (Được gọi là nơ-ron sai lầm nơ-ron tiên phong trong sai lầm) sẽ bốc lên. 50 mili giây sau đó, một nhóm các nơ-ron mâu thuẫn phản ứng, báo hiệu đang cố gắng giải mã những nhóm thông tin không đồng nhất. Trong chuỗi hành động phản ứng nhanh này, não bộ con người đang mắc sai lầm sẽ được kích thích bằng loại hoạt động giúp ghi nhớ thông tin một cách sâu đậm hơn.

Trong khi không ai muốn mình mắc lỗi, đặc biệt là trước đám đông, thì cách tốt nhất là nhà trường, giáo viên, và học sinh phải sống hòa hoãn với nó, thậm chí là đón chào nó. Như Carol Dweck, giáo sư tâm lý học tại Đại học Stanford và tác giả của cuốn Mindset: The new Psychology of Success (Mô thức tư duy: Tâm lí học mới cho thành công), giải thích ngắn gọn rằng, Mỗi lần một học sinh mắc lỗi, chúng sẽ phát triển thành một khớp thần kinh.

Tạo dựng môi trường lớp học thân thiên với lỗi sai không chỉ giúp học sinh phát triển kĩ năng cần thiết cho sự thành công trong tương lai, mà nó còn khuyến khích các em có một tư duy lành mạnh về việc chấp nhận và học hỏi từ thất bại. Dưới đây là 6 chiến lược trong lớp học để giúp bạn hiện thực hóa điều đó.

Nhận biết rằng nỗi sợ là có thật

Nỗi sợ thất bại luôn in sâu trong ta. Các nhà nghiên cứu biết rằng khi học sinh sợ môn Toán mà gặp các con số, thì một trung tâm nỗi sợ trong não bộ được kích hoạt cùng một trung tâm đó khi con người nhìn thấy rắn hay nhện, giáo sư trường Stanford Jo Boaler viết trong cuốn sách năm 2019 của bà, Limitless Mind: Learn, Lead, and Live without Barriers (Trí óc không giới hạn: Học tập, lãnh đạo, và sống không rào cản).

Nỗi sợ bị mang tiếng là không đủ khả năng sẽ dẫn đến một vòng xoáy về sự thiếu thốn, những cơn căng thẳng, và nhiều sai lầm hơn nữa. Khi trung tâm nỗi sợ trong não bộ được kích hoạt, hoạt động trong trung tâm giải quyết vấn đề của não bộ bị tiêu biến, Boaler giải thích. Ông miêu tả một quá trình dập tắt các công cụ hỗ trợ nhận thức cần kíp trong việc chứng minh khả năng.

Để vượt qua sợ hãi trong lớp học, chúng ta phải nhận biết và chủ động thay thế những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ, nếu ta lo lắng sẽ mắc sai lầm, thì chúng ta phải học cách thay đổi ý nghĩ Mình thật ngu ngốc thành một ý nghĩ khác, rằng Mình đang học hỏi, theo nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu, và tác giả Angela Duckworth trong bài phỏng vấn mới đây của chúng tôi.

Làm việc trong vùng phát triển gần

Trả lời đúng không nhất thiết phản ánh việc học thiết thực và lâu dài. Trong một nghiên cứu năm 2008, giáo sư khoa học học tập Manu Kapur đã yêu cầu những em học sinh lớp 7 giải những bài toán hóc búa khó hơn cả những bài trên bài thi bình thường nhưng không quá khó đến mức các em phải bỏ cuộc. Mộ bài toán hay, theo Kapur, không phải là bài chỉ có một đáp án đúng, mà là một bài tập mở để cho học sinh khám phá hàng vạn những khả năng khác nhau, tận dụng và liên kết với các kiến thức nền trước đó. Cuối năm học, Kapur biết được những học sinh này đã có thành tích vượt bậc so với các bạn đồng trang lứa trong lớp toán đó.

Khi gặp bài toán dễ, Kapur, nói, học sinh sẽ tự động nhớ câu trả lời đúng. Nhưng khi gặp một vấn đề khó, học buộc phải đánh giá nhiều khả năng trả lời khác nhau, giúp các em phân biệt và hiểu rõ nhiều khái niệm, hình tượng, và phương pháp. Xem nhẹ thất bại hóa ra lại giúp học sinh xác định không chỉ tại sao một số câu trả lời là đúng, mà còn tại sao và bằng cách nào mà những đáp án khác lại sai, giúp đào sâu kiến thức của các em về lĩnh vực đó.

Đánh thức đam mê và sự tò mò

Bất kì sự khám phá nào, dù cho đó là du lịch đến một đất nước mới lạ hay thử một món ăn mới, đều giúp não bộ chuẩn bị cho việc chấp nhận sự vô định. Bài nghiên cứu năm 2019 đã cho thấy nguyên nhân chính yếu của việc này: Vùng não bộ mà hoạt động khi con người gặp những ý tưởng mới hoặc đương đầu với những thử thách sáng tạo sẽ được kích hoạt khi họ liều lĩnh có suy nghĩ. Trước những kết quả này, một nghiên cứu năm 2012 cho thấy bản năng tò mò một hiện thân khác của đam mê sẽ tăng cường sức chịu đựng của con gnười với những gì không chắc chắn.

Vậy nên, nếu bạn muốn học sinh có một thái độ tích cực với lỗi sai, hãy xem xét những bản khảo sát hoặc các hoạt động giúp hiểu về tính cách học sinh để biết được các em hứng thú với điều gì, rồi sau đó lồng ghép những lĩnh vực ấy vào bài giảng. Hãy cho học sinh nhiều sự lựa chọn khi bạn giao bài tập cho các em. Khi học sinh nghiên cứu về chủ đề mà các em thích, chúng sẽ dễ kiên nhẫn và cố gắng vượt qua những sai lầm không tránh khỏi.

Chủ động mô phỏng sai lầm

Trong bài nghiên cứu năm 2007, người ta biết được cách các giáo viên Toán ở Trung Quốc và Mỹ phản ứng với các lỗi sai trong lớp học, và nhận ra rằng giáo viên Mỹ thường sửa lỗi cho học sinh khi các em bị sai, một phương pháp mà có thể khiến các em sợ sai vì không muốn bị xem là ngu ngốc.

Thay vào đó, các giáo viên Trung Quốc cởi mở hơn với học sinh về sự tự do thoải mái mắc lỗi, và giúp xây dựng một môi trường lớp học khuyến khích lỗi sai. Việc khuyến khích rằng lỗi sai là bình thường và một số lỗi còn thậm chí rất tốt sẽ khiến học sinh tự sửa lỗi thường xuyên hơn.

Để tạo dựng một môi trường cởi mở thật sự với lỗi lầm, giáo viên không chỉ phải chào đón lỗi của học sinh, mà còn phải chủ động mô phỏng cách họ đối diện lỗi lầm. Nhà giáo, nhà văn nổi tiếng Kelly Gallagher, tác giả của Readicide (Hội chứng giết chết văn hóa đọc trong trường học), tin rằng giáo viên nên thường xuyên viết trước lớp. Giáo viên là người viết tốt nhất torng lớp; vì vậy, người viết tốt nhất cần phải mô phỏng những tình huống bị lẫn lộn, bị nhập nhằng, quá trình bắt đầu và kết thúc, sự ngập ngừng khi đang sáng tác, Gallagher nói. Tôi không muốn giấu điều này; ngược lại, tôi muốn học sinh của mình biết được rằng tôi cũng phải vật lộn với việc đưa con chữ ra trang giấy.

Khuyến khích quá trình động não cho bản nháp

Hãy nói với học sinh, Đây chỉ mới là quá trình hình thành ý tưởng cho bản nháp. Điều này sẽ cho phép các em đặt câu hỏi, phạm sai lầm, rồi sửa chữa nó mà không phải nơm nớp lo sợ sai, giáo sư Toán Amanda Jansen và đồng nghiệp nói trong bài báo năm 2017.

Hãy dứt khoát lồng ghép các hoạt động động não cho bản nháp trong giáo án của bạn, từ viết đến vẽ hay khoa học. Phương pháp này giúp nuôi dưỡng một văn hóa cho phép thử nghiệm và giúp học sinh hình thành những ý tưởng đầu tiên mà không cần lo sợ đến việc đúng hay sai. Để khuyến khích quá trình thảo luận bản nháp, một phiên bản nói của việc động não, giáo viên có thể nhấn mạnh việc học là một quá trình, và rằng các em có thể thảo luận những ý kiến sơ khai với nhóm của mình. Em thậm chí còn thích thú khi em sai, vì em có thể học từ các bạn và tiến bộ lên, một học sinh Toán trung học cho biết.

Hãy chấm ít bài lại

Kỳ vọng rằng tất các bài làm của học sinh đều cần được theo dõi, chấm điểm là một torng những cản trở lớn nhất trong việc cải tiến và năng suất lớp học.

Thời gian và công sức trong việc chấm bài thường được xem là một rào cản quan trọng cho những nhà giáo muốn tiến bộ hơn trong giảng dạy, Jeffrey Schinske và Kimberly Tanner viết trong một nghiên cứu năm 2014, cho rằng chỉ vì học sinh làm bài tập không có nghĩa giáp viên cần chấm và đánh giá bài tập đó.

Chữa lỗi trong lớp học có thể là một vấn đề khó nhằn, không chỉ với học sinh mà còn cho giáo viên. Hãy cho phép bản thân chấm ít bài hơn hoặc chia sẻ trách nhiệm này với học sinh các chiến lược thường thấy là quy tắc một-trong-bốn và chấm bài theo nhóm dựa trên thang điểm có sẵn. Việc này sẽ giải phóng hàng giờ đồng hồ mỗi tuần để bạn có thể tập trung lên giáo án. Nhưng nó chỉ cần thiết cho việc tạo dựng một môi trường lớp học thoải mái, nơi học sinh được khuyến khích thử nghiệm, liều lĩnh, và tạo ra những khối lượng bài chất lượng hơn.

Nguồn: The Mistake ImperativeWhy We Must Get Over Our Fear of Student Error

Tác giả: Youki Terada

Dịch giả: Đinh Trần Phương Anh

Video liên quan

logoblog

Bài viết liên quan

  • Vợ tiếng Thái là gì
  • Gh đọc là gì
  • Việt Tân là gì
  • Nowfood là gì
  • Quả dừa tiếng Trung là gì
  • Sau ordered là gì
  • Vợ chồng lấy nhau quan trọng nhất là gì
  • Chủ đề xuyên suốt của văn bản Mẹ tôi là gì
  • Quản lý tiền là gì
  • Người hư hỏa là gì
  • Dịch vụ Alozone là gì
  • Giải thích sai lầm là gì
  • Nhận xét bài viết